Ban Tuyên giáo tổ chức Hội nghị báo chí; TS Nhị Lê: Đảng thành dân tộc; NGO đòi hoãn EVFTA

Báo chí cần trách nhiệm, khách quan, trung thực và sáng tạo hơn nữa

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng 200 đại biểu là Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập các cơ quan báo chí dự hội nghị.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/baochinhphu.vn/Uploaded/nguyenxuanhong/2020_02_04/bao1.jpg https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/baochinhphu.vn/Uploaded/nguyenxuanhong/2020_02_04/bao1.jpg

(Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao sự đồng hành của báo chí, giúp Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019, tiếp tục kế thừa các thành quả, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 trong bối cảnh khó khăn, dịch bệnh.

Theo Phó Thủ tướng, tính định hướng là vô cùng quan trọng. Năm qua, đội ngũ báo chí, những người làm công tác báo chí đã góp phần phổ biến, định hướng thông tin, để lòng dân quy tụ cùng Đảng, Chính phủ vượt qua khó khăn, khơi dậy niềm tin, ý chí, tinh thần tự hào, tự cường đưa đất nước vươn lên. Phó Thủ tướng mong muốn năm 2020, trước nhiều sự kiện đối nội, đối ngoại quan trọng và các diễn biến phức tạp, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ vượt khó khăn, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước với thành tích tốt nhất.

"Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cần đặc biệt quan tâm đến văn hóa, đạo đức xã hội. Lúc bình thường văn hóa, đạo đức xã hội đã quan trọng, trong các sự kiện khó khăn càng quan trọng hơn. Nếu làm tốt văn hóa, đạo đức xã hội trong khó khăn sẽ khơi dậy được những việc làm tốt, hành động đẹp để đẩy lùi cái xấu. Mong báo chí tiếp tục tinh thần đó", Phó Thủ tướng lưu ý.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN).

Chỉ đạo hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan báo chí và khẳng định: Đã qua một tháng của năm 2020 với nhiều hoạt động báo chí với các dòng chủ lưu, chủ đạo về mùa Xuân, về Đảng, Tổ quốc, bản sắc văn hóa Việt Nam và những vấn đề thời sự được nhân dân quan tâm. Theo đó, các cơ quan báo chí đã có đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền không khí Tết vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm, an toàn, lành mạnh trên khắp mọi miền đất nước.

Đồng thời, các hoạt động kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức thành công. Việc phản ánh các thành tựu của Đảng trong 90 năm qua đã được báo chí phản ánh đa dạng, phong phú với nhiều bài viết hay, sâu sắc, đưa ra nhiều kinh nghiệm quý cũng như đặt ra nhiều nhiệm vụ cao hơn để làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng trong năm 2020.

"Tại kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định lại quan điểm: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay". Đây là một chủ đề phong phú, đa dạng để báo chí triển khai tuyên truyền, để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc hơn về cơ đồ, tiềm lực, vị thế to lớn của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong năm 2020 có nhiều hoạt động lớn: 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Việt Nam đảm nhiệm đồng thời vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng", Trưởng Ban Tuyên giáo gợi mở.

Trưởng Ban Tuyên giáo nhấn mạnh: Giai đoạn hiện nay, thông tin báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân, đòi hỏi những người làm báo của các cơ quan báo chí, đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan báo chí cần có trách nhiệm, khách quan, trung thực bình tĩnh, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Thời gian tới, các cơ quan báo chí cần trách nhiệm, khách quan, trung thực, kỷ luật và sáng tạo hơn nữa.

Đảng thành… dân tộc!

Nhiều người đọc cái tựa nhưng không hiểu ý tác giả muốn nói gì. Nhà văn Nguyễn Quang Lập ngạc nhiên: “Cái tựa không phải của Quang Lùn mà của PGS- TS Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản. Nhị Lê ơi hỡi Nhị Lê/ Mời ngài lên núi nuôi dê cho lành.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ảnh chụp bài báo giấy. Nguồn: Nguyễn Quang Lập).

Facebooker Vũ Hoàng Hưng viết: “Nhiều khả năng thế hệ mình đã lạc hậu. Hôm qua đọc trên báo mạng còn nghĩ họ đánh máy nhầm. Hôm nay thấy báo giấy đăng lên mới thấy ngôn ngữ, ngữ pháp Việt Nam bây giờ không giống những gì mình đã được học dưới mái trường… xã hội chủ nghĩa thời chủ nghĩa xã hội bao cấp“.

Facebook này bình luận thêm: “Đảng là 1 thành tố chính trị. Dân tộc là đại diện cho một chủng tộc xã hội. Người ta có thể nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái Lan, dân tộc Pháp… hay trong nước ta thì có dân tộc Kinh, dân tộc Mường… chứ ko ai gọi là dân tộc Cộng sản, dân tộc Dân chủ, dân tộc Cộng hoà cả“.

Nhà báo Đoàn Bảo Châu bình luận: “Tôi đọc mà không hiểu cái dòng tít này. Đảng là một tổ chức chính trị, dẫu có tồn tại bao nhiêu năm thì vẫn là một tổ chức chính trị. Còn dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã tồn tại bao đời với mấy nghìn năm lịch sử. Vậy làm sao mà đảng lại trở thành dân tộc được?

Dân tộc Việt Nam giờ có 90 triệu người, vậy sao một tổ chức mấy triệu đảng viên lại trở thành dân tộc. Thế nếu đảng trở thành dân tộc thì nhân dân nằm ở đâu? Cứ thế này là lại đánh đồng đảng và nhân dân cho mà xem”.

Trong bài, ông Nhị Lê viết: “Trong 90 năm qua, chưa bao giờ như bây giờ, đạo lý phải được nêu cao và cổ vũ, pháp lý phải được toàn dụng và phát triển, lòng dân phải được nâng niu, chăm bẵm và tôn vinh vô bờ thì mới có thể nói về việc tiếp tục xây dựng Đảng ta đạo đức, văn minh, Nhà nước ta vững mạnh và liêm chính, Đất nước Việt Nam độc lập và hùng cường.

Nói một cách khái quát, Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc. Đó chính là khát vọng của dân tộc ta ngay từ 90 năm trước, khi Đảng ra đời, cũng như hiện nay trong tầm nhìn phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, dưới ngọn cờ của Đảng“.

Mặc dù theo ông Nhị Lê, rằng “Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc“, tức đảng phải cố gắng phấn đấu để thành… dân tộc, thế nhưng ông Nhị Lê cho rằng, chuyện phấn đấu này “chính là khát vọng của dân tộc ta ngay từ 90 năm trước“!

Theo định nghĩa, dân tộc là cộng đồng của những người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hóa. Việt Nam có 54 dân tộc, không rõ ông Nhị Lê muốn đảng trở thành dân tộc nào? Hay là ông muốn đảng trở thành dân tộc thứ 55?
Mặc dù muốn đảng CSVN trở thành… dân tộc, nhưng ông Nhị Lê cũng thừa nhận, sự xuống cấp của đảng hiện nay, qua câu, “có thể nói, tình trạng xuống cấp về đạo đức, thậm chí là sự thoái hóa, băng hoại về đạo đức ở một bộ phận đảng viên giữ trọng trách các cấp trong Đảng, trong bộ máy nhà nước… đã đến mức báo động, không thể xem thường“.

TS Nguyễn Ngọc Chu đặt câu hỏi: Khen đảng hay làm hại đảng? TS Chu đã phải kêu trời sau khi đọc bài của TS Nhị Lê: “Trời ơi! Đây là Báo ĐẦU TƯ – của người viết ghi là TS Nhị Lê: ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc’ — ‘Đó là con đường Đảng tự mình xứng đáng trở thành dân tộc’…

Sao lại hàm hồ thế này? Đảng làm sao lại trở thành dân tộc? Hay là ông Nhị Lê bắt tất cả mọi người Việt Nam đều trở thành đảng viên? Hay là đuổi 90 triệu người Việt Nam không phải là đảng viên đi nước khác sống?

Một bài viết sáo rỗng với những câu từ vô nghĩa. Một bài viết đầy rẫy lỗi ngữ pháp. Một bài viết mà các giáo viên dạy Văn sẽ gạch đỏ khắp mọi nơi! Mời các đảng viên đọc để xem ông Nhị Lê khen đảng như vậy có làm cho đảng thêm quang vinh được không?”

Không chỉ kinh ngạc với những câu, chữ trong bài viết của TS Nhị Lê, TS Chu còn ngạc nhiên với báo Đầu Tư và Ban Tuyên giáo, khi để bài báo này “lọt lưới”. TS Chu đặt câu hỏi: “Làm sao Ban biên tập Báo ĐẦU TƯ lại để lọt bài với những câu từ vô nghĩa và đầy rẫy lỗi ngữ pháp như bài này? Làm sao Ban Tuyên giáo lại để lọt những bài ca ngợi đảng kiểu như thế này?”

26 tổ chức NGO kêu gọi EP hoãn phê chuẩn EVFTA

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(EVFTA sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu từ ngày 10/2 - 14/2/2020).

Trong lá thư công bố ngày 4/2, 26 tổ chức – bao gồm tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) – nói rằng việc đa số nghị viên trong Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) đã bỏ phiếu ủng hộ thông qua thoả thuận vào ngày 21/1 vừa qua là một điều “đáng tiếc” vì nó đi ngược lại với quan điểm của Ủy ban Đối ngoại (AFET) của Nghị viện châu Âu và “làm ngơ” với các cam kết đã được lặp đi lặp lại trong vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Các tổ chức trên cho rằng phiên họp ngày 11/2 sắp tới là một cơ hội để các nghị viên châu Âu “sửa chữa sai lầm”.

Được chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, EVFTA được xem là thoả thuận thương mại “tham vọng nhất” giữa châu Âu và Việt Nam. Nếu các thủ tục hoàn tất và chính thức có hiệu lực, hiệp định ước tính sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Ngược lại, GDP của EU cũng sẽ hưởng lợi thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Để được thông qua EVFTA, ngoài cam kết bảo đảm một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, tuân thủ những quy định cụ thể về thuế quan, mở cửa thị trường…, Việt Nam cũng phải cam kết cải thiện nhân quyền và thực thi các điều khoản cụ thể trong việc bảo vệ nhân quyền và quyền lợi của người lao động.

Trong thư kiến nghị, 26 tổ chức phi chính phủ cho rằng Việt Nam cho tới nay chưa thực hiện yêu cầu cải thiện nhân quyền mà các nghị sĩ châu Âu đã đề ra.

Các tổ chức này kêu gọi Nghị viên châu Âu tiếp tục đòi hỏi Việt Nam phải công bố lộ trình về cam kết cải cách Bộ Luật Hình sự, vì bộ luật khắc nghiệt này đã được nhà nước Việt Nam sử dụng để “hình sự hoá” việc chỉ trích chính quyền và bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến.

Các tổ chức cũng yêu cầu các nghị viên đòi hỏi Hà Nội phải thả các tù nhân chính trị, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và nhiều “tù nhân lương tâm” đang bị giam giữ khác; đưa ra cột mốc thời gian cụ thể về việc phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về tự do thành lập công đoàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động và nhân quyền) trong năm 2021; thành lập cơ chế giám sát và khiếu nại độc lập cho những người bị tổn hại trong trường hợp các cam kết trên bị vi phạm.

Trước đó, hôm 28/1, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh sang Bỉ để tham dự một hội nghị cấp cao của Nghị viện châu Âu về EVFTA/EVIPA.

Tại đây, đại diện của Việt Nam đã có bài phát biểu nhấn mạnh đến lợi ích của hiệp định và những nỗ lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị thực thi hiệp định.

Theo trang tin của Bộ Công Thương Việt Nam, “bối cảnh” hội nghị lần này “tương đối thuận lợi” nhờ việc INTA bỏ phiếu ủng hộ thông qua hiệp định vào ngày 21/1.

Vẫn theo bộ này, hội nghị ngày 28/1 được tổ chức theo sáng kiến của INTA “nhằm thúc đẩy sự đồng thuận cao hơn đối với việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA” trước khi hai hiệp định này được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu vào tuần tới.

(Nguồn: Vietnamnet, Báo Tiếng Dân, VOA)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang