Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể và hệ lụy

Mặt khác, Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị coi như trì hoãn khai phá sản, do từ trước đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản quy định sai phạm đó có thể bị phạt tiền hoặc tù tối đa 3 năm.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Án quyết giải thể Liên hiệp

Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức Vereinsegister: “Căn cứ Điều § 42 Bộ luật dân sự (BGB), Liên hiệp bị giải thể qua án quyết đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ mở thủ tục phá sản, vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn thực hiện” (Xem Phụ lục 1: Đoạn trong khung màu đỏ).

Quyết định dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là án quyết ngày 20.08.2018 của Tòa án Landgericht Berlin về phá sản với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của án quyết này là Tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo Điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet). (Xem Phụ lục 2).

Để tránh bị buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đệ đơn khiếu nại (Beschwerde) chống lại án quyết trên, lên tòa án Landgericht Berlin.

Ngày 01/11/2018 Tòa Landrericht Berlin ra án quyết bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và có hiệu lực tức thì, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án Landgericht Berlin đã khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), nên Tòa bác bỏ mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo Điều § 26 của Luật phá sản). (Xem Phụ lục 3).

Con đường pháp lý dẫn tới toà ra án quyết giải thể Liên hiệp

Ngày 15.11.2018 Tòa án Landgericht Berlin đã ra án quyết tuyên Đại hội Liên hiệp bất thường ngày 23.01.2016 tại Erfurt là bất hợp lệ. Bản án nêu rõ: Toàn bộ các nghị quyết của Đại hội bất thường ở Erfurt, đặc biệt kết quả bầu cử Chủ tịch và Ban chấp hành Liên hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức đều vô giá trị. Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và toàn bộ Ban chấp hành Liên Hiệp được bầu tại Đại hội Erfurt là bất hợp lệ, không được tòa án công nhận.

Đại hội bất thường nói trên được tổ chức với một bầu không khí vô cùng căng thẳng. Ban Tổ chức dưới sự đứng đầu của Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại đã thuê lực lượng bảo vệ Đức hùng hậu để cản trở, nhưng vẫn không ngăn được sự bất mãn phản kháng của nhiều hội viên, thậm chí cảnh sát đã được gọi tới để vãn hồi trật tự.

Nguyên do, Đại hội bất thường Erfurt diễn ra trong lúc Toà án Landgericht Berlin đang xét xử Đại hội thường niên Bochum, được tổ chức 2 năm trước đó (22.11.2014) tại Bochum. Bất chấp đơn của 2 Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành và 23 hội viên yêu cầu ngừng tổ chức đại hội bất thường chờ phán quyết của tòa, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại vẫn khăng khăng tổ chức Đại hội bất thường Erfurt bằng được. Theo Điều lệ Liên hiệp, một đại hội bất thường chỉ được tổ chức khi có ít nhất 1/3 hội viên đề nghị bằng văn bản có đầy đủ lý do, nhưng Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại không trưng ra được danh sách hội đủ con số 1/3 hội viên này. Ngoài ra ban tổ chức đã không mời đầy đủ tất cả hội viên đến tham dự.

Trước những vi phạm trầm trọng điều lệ Liên hiệp cũng như luật hội đoàn của Đức và nhất là xem thường các hội viên, bên nguyên buộc lòng phải nhờ đến luật pháp Đức bảo vệ lẽ phải và công bằng. Bên nguyên đã nộp đơn lên Toà án Landgericht Berlin ngày 16.6.2016 yêu cầu bác bỏ toàn bộ kết quả Đại hội bất thường Erfurt.

Trước đó 2 tháng, ngày 14.04.2016, Toà án Landgericht Berlin phán (Xem Phụ lục 4): Toàn bộ kết quả Đại hội thường niên ngày 22.11.2014 tại Bochum vô giá trị, kể cả hai nghị quyết bầu Ban Chấp hành và bầu Chủ tịch Liên hiệp, vì vi phạm nặng nề điều lệ Liên hiệp và luật hội đoàn của Đức.

Vì đoán trước phán quyết bất lợi không thể tránh khỏi này, nên Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại đã cố tình tổ chức Đại hội bất thường Erfurt nhằm vô hiệu hóa phán quyết này trên thực tế.

Nhưng rốt cuộc, với phán quyết ngày 15.11.2018 Đại hội bất thường ở Efurt cũng bị tòa tuyên phán bất hợp lệ. Toàn bộ các nghị quyết và đặc biệt cuộc bầu cử Chủ tịch Liên hiệp cũng như Ban Chấp hành là vô giá trị và không được tòa án công nhận. Liên hiệp phải gánh chịu tất cả tiền án phí, kể cả tiền phí tổn của bên thắng kiện (Xem Phụ lục 5).

Cơ sở pháp lý để Liên hiệp bị toà tuyên mất khả năng thanh toán, bị giải thể kèm chế tài

1- Điều § 42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức buộc Liên hiệp phải giải thể

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Trích dịch:

(1) Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản. Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ.

(2) Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung).

2- Chế tài

Điều §15 khoản 1 của Bộ luật Phá sản quy định trễ nhất 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không sẽ bị coi là trì hoãn khai phá sản. Hầu như tất cả những trường hợp bị coi là trì hoãn khai phá sản, Tòa đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra hình sự.

Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc sẽ bị coi là trì hoãn khai phá sản, vì từ trước đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc tù tối đa 3 năm. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoãn việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (Điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản).

Nguyên bản tiếng Đức:

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

3- Ai chịu trách nhiệm?

Một câu hỏi được đặt ra, từ ngày 22/10/2011 thành lập Liên hiệp cho đến nay đã hơn 7 năm, Liên hiệp chỉ có một Chủ tịch duy nhất ông Nguyễn Văn Thoại. Vậy ông Thoại phải là người chịu trách nhiệm chính yếu, nhưng ngoài ra những thành viên Ban Chấp Hành nào của Liên hiệp có nguy cơ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, và trách nhiệm hình sự?

Trước khi đi đến Quyết định, Tòa án Charlottenburg đã cử một Giám định viên tới văn phòng của Liên hiệp ở Berlin để giám định về tài sản cũng như tình hình tài chánh của Liên hiệp. Ngày 03.07.2018 Liên hiệp đã trao cho Giám định viên của tòa án danh sách Ban Chấp Hành của Liên hiệp. Và danh sách này hiện nằm trong Bản giám định của tòa án:

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Xuân Nghĩa

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang