Covid-19 Người Việt hải ngoại: Nhà Chuà ở Mỹ; Làn sóng hồi hương; Tinh thần Việt ở Nhật; Tặng khẩu trang ở Đức; Vợ Việt chồng Tây; Chống chọi ở Ý, Nga

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch

Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các bệnh viện, công việc khẩn trương với khoản tiền quyên góp được 12.000 USD dùng mua nguyên liệu sản xuất khiên.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ông Đinh Trần Tuấn với Tiến sĩ Bác sĩ Gerry Gacioch tại Bệnh viện đa khoa Rochester, New York).

Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, tình hình nghiêm trọng, hệ thống y tế căng mình đối phó đại dịch, trong đấy có những khu vực vô cùng khó khăn, căng thẳng.

Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các bệnh viện, công việc khẩn trương với khoản tiền quyên góp được 12.000 USD dùng mua nguyên liệu sản xuất khiên. Còn ở chùa Phật Tuệ vùng California, Hòa thượng Thích Quảng Trí cùng các nam nữ Phật tử miệt mài may khẩu trang cho các nhân viên y tế trong vùng, với chừng 600 chiếc mỗi ngày.

Đại dịch, sinh hoạt Phật giáo ở các chùa lắng lại, quý tu sĩ và Phật tử chuyển hóa lòng từ bi thành công việc chung tay cùng cộng đồng đối phó Covid-19. Công việc của chùa Thanh Tịnh và Phật Tuệ tiêu biểu cho tất cả các chùa Phật giáo ở toàn nước Mỹ, có nhiều chùa của người Mỹ gốc Việt.

Công tác chia sẻ cùng cộng đồng trong đại dịch của chùa ở Mỹ cũng phản ánh cách thức của nhiều chùa ở Việt Nam và các nước đóng góp cũng cộng đồng đương đầu Covid-19.

Phật giáo luôn luôn đồng hành cùng nhân dân, bất luận hoàn cảnh văn hóa địa lý khác biệt.

Hành động đẹp của Chùa Thanh Tịnh và Phật Tuệ đã được kênh truyền thông SBTN Go của cộng đồng người Việt ở Mỹ tôn vinh, vào hôm qua - 14/5/2020 với tiêu đề “Phật tử gốc Việt ở California & New York sản xuất tấm che mặt cho các bệnh viện”.

Việt Nam sẽ đón làn sóng Việt kiều hồi hương hậu Covid

Các chuyên gia dự đoán, hậu Covid, kiều hối về nước sẽ tiếp tục tăng, đồng thời làn sóng Việt kiều hồi hương cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Đây là cơ hội để thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có bước đột phá ngoạn mục.

Cơ hội vàng cho bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam

Dịch Covid trên thế giới vẫn đang diễn biến khá phức tạp nhưng riêng tại Việt Nam, tình hình đang được kiểm soát tốt. Những quyết sách nhanh nhạy, quyết đoán, làm chủ tình hình của Chính phủ ngay từ khi dịch bùng phát đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đưa Việt Nam trở thành điểm đến thân thiện, an toàn bậc nhất thế giới.

Đặc biệt, việc Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và tiếp đón chu đáo Việt kiều hồi hương tránh dịch đã tạo nhiều thiện cảm, từ đó giúp hình ảnh quê hương gắn bó, thân thuộc hơn trong mắt các thế hệ người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Tác động của Covid - 19 đã giúp kiều bào nhìn nhận lại cuộc sống nơi xứ người không hẳn là miền đất hứa như họ từng kỳ vọng, từ đó tác động đến quyết định đổ tiền về quê hương đầu tư, nhằm dọn đường cho hành trình “lá rụng về cội” sau này.

Trong những năm vừa qua, với sự phát triển kinh tế thần tốc, cơ hội đầu tư vào Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút kiều bào chuyển tiền về nước đầu tư, mở rộng sản xuất. Các nỗ lực của Chính phủ theo hướng thông thoáng hơn, đơn giản hóa các thủ tục, cho phép người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản tại Việt Nam càng tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới trong suốt 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019 với các con số tương ứng 13,8 tỷ USD, 15,9 tỷ USD và 16,7 tỷ USD.

Theo thống kê, trung bình khoảng 70% lượng kiều hối “đi” vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có tới 20% đổ vào thị trường bất động sản. Với giá bán bất động sản đang thuộc hàng thấp nhất trong khu vực trong khi tỷ lệ sinh lời cao, dự báo, nguồn kiều hối đổ vào thị trường BĐS Việt Nam thời gian tới hứa hẹn sẽ có bước đột phá ngoạn mục.

Grand World Phú Quốc – lựa chọn đầu tư an toàn cho kiều bào hồi hương

Điều khiến những nhà đầu tư thông minh cân nhắc xuống tiền cho dự án chính là khả năng sinh lợi bền vững. Xét trên tiêu chí này, Grand World Phú Quốc chính là một lựa chọn khôn ngoan cho Việt kiều khi quyết định chọn loại hình “hot” như BĐS nghỉ dưỡng.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Grand World Phú Quốc là lựa chọn không thể không cân nhắc cho giới đầu tư).

Khi được hỏi vì sao lựa chọn đầu tư vào Grand World Phú Quốc, hầu hết các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều khẳng định: Grand World Phú Quốc có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu của họ trong đầu tư.

Đầu tiên đó chính là số vốn tư có ban đầu hợp lý. Cụ thể, chỉ cần bỏ số vốn 550 triệu đồng trong 3 năm là khách hàng có thể sở hữu sở hữu căn condotel giá trị 2,5 tỉ đồng, một sản phẩm đầu tư bền vững tại đặc khu kinh tế tương lai.

Hơn thế nữa, mức tiền thuê cam kết cố định ở mức 5%/năm trong vòng 2 năm đối với khu shop thương mại do Vincom Retail quản lý cho thuê; cam kết lợi nhuận tối thiểu 10%/năm đối với condotel do Vinpearl quản lý và vận hành được cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá là hợp lý, khả thi với tiềm năng tăng trưởng lớn.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Không chỉ là điểm lưu trú lý tưởng, Grand World Phú Quốc còn hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng giúp cho “tiền đẻ ra tiền”).

Đây là những con số cam kết dựa trên cơ sở thực tế bởi khả năng khai thác, vận hành cho thuê cũng như kinh nghiệm quản lý vận hành của chủ đầu tư dự án Grand World Phú Quốc.

Không chỉ là chốn an cư lý tưởng để tận hưởng cuộc sống bình yên, thoải mái hưởng thụ tại quê nhà, Grand World Phú Quốc còn hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng giúp cho “tiền đẻ ra tiền”, trở thành lựa chọn đầu tư đáng cân nhắc của bất cứ kiều bào nào khi tính đến ngày trở về trong tương lai.

Chàng trai lan tỏa tinh thần Việt trong mùa dịch ở Nhật Bản

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Những ngày dịch Covid-19 hoành hành, khẩu trang trở nên khan hiếm tại Nhật Bản khiến nhiều người dân không thể mua được để dùng.

Muốn chia sẻ khó khăn với cộng đồng, anh Hoàng Văn Ba (SN 1994, quê ở Hải Dương) - thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản - đã đứng ra phát động dự án tặng miễn phí 10.000 khẩu trang vải đến tận tay người cần.

Hành động vì cộng đồng

Dịch Covid-19 xảy ra tại Nhật Bản vào cuối tháng 1 và bùng phát mạnh từ đầu tháng 4 cho đến nay. Khẩu trang được biết đến là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch hiệu quả. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm khẩu trang ở đây đã kéo dài suốt 2 tháng. Đây là nguy cơ nhiễm bệnh rất cao đối với người dân Nhật Bản và đồng bào Việt Nam đang lao động, học tập ở đất nước mặt trời mọc.

Trăn trở về điều đó, anh Hoàng Văn Ba nghĩ ngay tới việc cần hành động để góp phần chống dịch trên đất nước Nhật Bản. Anh bắt đầu bằng cách đăng những dòng đầu tiên trên trang Facebook cá nhân của mình về ý tưởng trao tặng miễn phí 10.000 khẩu trang vải.

“Để hiện thực hoá ý tưởng, tôi lên kế hoạch tìm đặt mua khẩu trang vải từ các đơn vị tại Việt Nam để chuyển sang Nhật. Song song đó, tôi kêu gọi thêm nhiều bạn bè đang làm việc và học tập tại Nhật Bản cùng giúp đỡ. Chúng tôi lập nên một nhóm tình nguyện với tên gọi “Chung tay chống dịch tại Nhật Bản” - anh Ba chia sẻ.

May mắn nhận được sự ủng hộ của mọi người. Shỉ sau một thời gian ngắn, anh Ba đã kết nối thành công với các công ty may khẩu trang tại Việt Nam, giá bán phải chăng. Không chỉ vậy, số lượng thành viên hỗ trợ tại Nhật Bản cũng tăng lên đáng kể.

Hiện nay, ngoài 35 thành viên chủ chốt, anh Ba còn có sự giúp sức của hơn 800 tình nguyện viên khác ở cả Nhật Bản và Việt Nam. Trong đó, các thành viên phần lớn là thực tập sinh, du học sinh, nhân viên văn phòng và các tình nguyên viên của Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội...

Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện dự án, anh Ba cho biết, vấn đề kinh phí thu mua khẩu trang với số lượng lớn là khó khăn đầu tiên. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch, hàng hoá lưu thông chậm trễ dẫn đến tắc nghẽn và giá cả vận chuyển rất đắt đỏ.

Thời gian đầu, do chưa có đủ kinh phí, anh Ba phải xin các chủ xưởng tại Việt Nam cho nợ tiền mua 4.000 chiếc khẩu trang. Tiền vận chuyển, anh và các tình nguyện viên đi kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ.

Lan toả tinh thần người Việt

Mỗi khó khăn được khắc phục từng chút một. Cứ như vậy, những chuyến hàng khẩu trang vải lần lượt được chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản, anh Ba và mọi người như vỡ oà vì hạnh phúc.

Do công việc bận rộn và quy định tại Nhật Bản rất nghiêm ngặt để phòng dịch nên anh Ba và nhóm lựa chọn trao tặng khẩu trang theo hai hình thức: 20% phát trực tiếp tại 4 điểm cầu chính (Tokyo, Osaka, Nagoya và Saitama) và 80% đóng bì thư chuyển thẳng đến địa chỉ người đăng ký nhận theo mẫu có sẵn.

Trong quá trình tặng khẩu trang trực tiếp, anh Ba nói: “Nhóm luôn mang theo lá cờ Tổ quốc Việt Nam, vì đó là sức mạnh, là niềm tin yêu của những người con xa quê. Qua đó, mọi người muốn truyền thông điệp: Người Việt Nam luôn chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn, không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch này”.

Dự án đã đi được chặng đường khá dài, anh Ba vô cùng xúc động. Mỗi cái cúi đầu cảm ơn của người dân Nhật Bản khi đón nhận khẩu trang trao tặng chính là món quà ngọt ngào nhất mà anh Ba và các tình nguyện viên khác không thể nào quên. Những ngày tháng làm việc và học tập trên đất nước mặt trời mọc cũng vì thế mà trở nên ý nghĩa hơn...

Cộng đồng người Việt quyên tặng 100.000 khẩu trang cho 16 bang của Đức

100.000 chiếc khẩu trang do cộng đồng người Việt tại Đức quyên góp và đặt hàng vận chuyển từ Việt Nam đã được đại diện cộng đồng trao tượng trưng cho Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới (WUS) để tổ chức này tiếp tục gửi tặng tới toàn bộ 16 bang của Đức.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Tiến sĩ Kambiz Ghawami - Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới CHLB Đức, WUS, người thứ hai từ phải sang, nhận tương trưng 100.000 khẩu trang do cộng đồng người Việt ở Đức trao tặng nhân dân Đức).

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 14/5 tại thành phố Mainz, bang Rheinland-Pfalz, đại diện Ban tổ chức chương trình kêu gọi mang tên "Đồng lòng quyên góp ủng hộ quê hương thứ hai thời kỳ đại dịch" của cộng đồng Việt Nam tại Đức đã trao tượng trưng 100.000 chiếc khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp của Việt Nam được Bộ Y tế Đức chấp thuận cho đại diện chính quyền Đức.

Tại buổi lễ trao tặng hết sức cảm động, Trưởng Ban tổ chức, bà Bùi Thu Minh, Chủ tịch Câu lạc bộ Trường Sa, và ông Trương Định, Chủ tịch Hội Đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại CHLB Đức, đã thay mặt toàn thể cộng đồng người Việt tại Đức tiến hành trao tượng trưng số khẩu trang trên cho Tiến sĩ Kambiz Ghawami - Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới CHLB Đức (WUS).

Phát biểu trong buổi lễ nhận quà trao tặng, Tiến sĩ Ghawami đánh giá nghĩa cử của cộng đồng người Việt ở Đức là một ví dụ điển hình khi những người bạn cần sự tương trợ của nhau. Trên cơ sở là đầu mối hỗ trợ công tác thông quan và liên hệ với 16 bang của Đức để trao quà tặng, ông cũng như tổ chức WUS rất cảm kích trước hành động nghĩa cử tuyệt vời của cộng đồng người Việt ở Đức. Theo ông, bộ trưởng các bang khi được WUS liên hệ để trao tặng khẩu trang cũng rất xúc động về nghĩa cử thiết thực này cùng sự biết ơn sâu sắc.

Cũng theo Tiến sĩ Ghawami, không chỉ tặng số khẩu trang trên, thời gian qua, nhiều tổ chức, hội đoàn người Việt ở Đức cũng may tặng rất nhiều khẩu trang, tặng các suất ăn miễn phí cho các viện dưỡng lão, lực lượng cứu hỏa và y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Ông nhấn mạnh những việc làm như vậy là mẫu mực và không thể so sánh với bất kỳ một cộng đồng người nước ngoài nào khác đang sinh sống ở Đức.

Tiến sĩ Ghawami cũng khẳng định việc được tham gia hỗ trợ triển khai chương trình trao khẩu trang là một vinh dự lớn của WUS, tổ chức đã có sự hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục kể từ năm 1956.

Phát biểu thay mặt ban tổ chức, ông Trương Định nhấn mạnh số khẩu trang là tấm lòng của toàn thể cộng người Việt muốn tri ân nước Đức, thể hiện tinh thần trách nhiệm với nước sở tại trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và đây cũng là hoạt động rất có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

Ông Trương Định cũng cho biết hoạt động quyên góp là một trong số hoạt động hiếm hoi huy động được sự tham gia của toàn bộ cộng đồng người Việt trên khắp mọi miền nước Đức, qua đó góp phần vào sự lan tỏa, gắn kết cộng đồng cũng như thể hiện cho nước sở tại hình ảnh về một cộng đồng người Việt mạnh ở Đức.

Trong khuôn khổ hoạt động trên, đại diện ban tổ chức cũng đã tiến hành trao tặng tượng trưng 6.250 khẩu trang cho bang Rheinland-Pfalz. Số khẩu trang do Bộ Nội vụ bang Rheinland-Pfalz tiếp nhận và phân phát cho tổ chức từ thiện Tafel ở Mainz.

Tại buổi tiếp nhận, ông Dieter Hanspach, Chủ tịch thứ nhất của tổ chức Tafel (Mainz), đã bày tỏ xúc động và gửi lời cảm ơn cộng đồng người Việt ở Đức. Ông cho biết, tổ chức thường nhận sự hỗ trợ về thức ăn và lần tiếp nhận này rất đặc biệt, bởi Tafel đang rất thiếu khẩu trang để có thể phân phát cho những người nghèo trong khu vực.

Hưởng ứng lời kêu gọi quyên góp ủng hộ quê hương thứ hai trong đại dịch COVID-19, các tổ chức hội đoàn và cá nhân người Việt trên toàn nước Đức cũng như một số cá nhân ở những nước khác đã thấy rõ ý nghĩa và tầm vóc của một sự kiện có tổ chức và đã nhanh chóng nhiệt tình tham gia của ít lòng nhiều để hỗ trợ nhân dân Đức ở quy mô trên toàn liên bang. Chương trình đã góp phần lan tỏa và thể hiện được sức mạnh của cộng đồng người Việt trên khắp nước Đức trong việc tương thân tương ái hỗ trợ nhân dân Đức.

Theo bà Bùi Thu Minh, chỉ ít ngày sau khi phát động lời kêu gọi, đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia quyên góp ủng hộ số tiền khoảng 30.000 euro (khoảng 815 triệu đồng) đủ để đặt mua 100.000 khẩu trang. Thông qua sự hỗ trợ nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và các cơ quan liên quan ở Việt Nam và đặc biệt là tổ chức WUS, số khẩu trang đã được máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines chuyển tới sân bay Frankfurt/Main của Đức ngày 30/4 và sau đó đã được thông quan, chuyển hàng về trụ sở của WUS ở Wiesbaden, bang Hessen của Đức để từ đó chuyển tới các bang.

Cho đến ngày 14/5, WUS đã giúp liên hệ và chuyển khẩu trang cho 11 bang ở Đức, 5 bang còn lại sẽ tiếp tục được nhận khẩu trang trong những ngày tới.

Vợ Việt chồng Tây ở châu Âu về nông thôn tự cách ly phòng dịch Covid-19

Vì chung cư ở Copenhagen (Đan Mạch) của cặp vợ Việt chồng Tây có khá nhiều các cụ đã lớn tuổi, sợ lỡ lây bệnh Covid-19 cho họ nên chị Hoàng Oanh cùng chồng đã dọn về ‘summer house’ ở nông thôn để tự cách ly.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Đường phố ở Đan Mạch vẫn khá vắng vẻ. ẢNH: TRÚC LY).

Đan Mạch sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, phong tỏa để phòng dịch Covid-19. Trong giai đoạn 3 của kế hoạch tái mở cửa đất nước, bắt đầu từ ngày 8.6, các viện bảo tàng, công viên vui chơi giải trí và rạp chiếu phim sẽ mở cửa trở lại. Ngoài ra, số người tụ tập tối đa ở nơi công cộng sẽ được tăng lên 30 - 50 người thay vì 10 người như trước.

Trong thời gian cách ly phòng dịch Covid-19, người vợ Việt Nguyễn Thị Hoàng Oanh (37 tuổi, quốc tịch Việt Nam) cùng chồng Tây đã chọn cách về nông thôn vì ở đó rất vắng vẻ.

Về nông thôn tránh dịch

Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu, chị Hoàng Oanh (hiện ở Đan Mạch cùng chồng) liên tục nhận được tin nhắn hỏi thăm của bạn bè ở Việt Nam. Và câu trả lời của chị Hoàng Oanh luôn luôn là rất ổn vì chị tin vào những giải pháp mà Chính phủ Đan Mạch đang thực hiện.

Chị Oanh kể, khi dịch mới bắt đầu chị vẫn đang còn ở Việt Nam nên luôn làm theo những hướng dẫn trong tin nhắn mỗi ngày của Bộ Y tế. Sau đó chị mới sang lại châu Âu cùng chồng thì lại làm theo hướng dẫn rất cụ thể của Thủ tướng Đan Mạch: “Hãy thể hiện sự yêu thương nhau bằng cách tránh xa nhau ra, hãy giúp đất nước bằng cách mặc đồ ngủ và ở nhà xem phim giùm, và hãy bảo vệ người già, yếu bằng cách không đi thăm họ”.

Vậy nên từ khi có lệnh phong tỏa, vợ chồng chị đã dọn về "summer house" (ngôi nhà dùng để nghỉ mát vào mùa hè) ở nông thôn để tự cách ly. “Chung cư tụi mình ở Copenhagen có khá đông các cụ lớn tuổi, lỡ lây bệnh cho họ thì khổ. Chồng mình bảo nếu xui mà dính thì cũng hy vọng sức khỏe của hai đứa sẽ tự vượt qua được, không phải vào bệnh viện để nhường chỗ cho người già và người yếu. Hy vọng tất cả chúng ta đều ổn”, chị Oanh chia sẻ.

Sau 3 tuần ở nông thôn, thấy đất nước đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, tình hình ổn định, vợ chồng chị mới trở lại Copenhagen để tiếp tục công việc. Đến thủ đô, chị Hoàng Oanh bất ngờ vì thấy chính quyền thành phố đặt biển đi bộ một chiều ở bờ hồ. Điều này có nghĩa là dù đi bộ hay chạy bộ thì người dân cũng đều phải đi một chiều và phải cách xa nhau để người này không đến gần người kia.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Người dân Đan Mạch được ra đường nhưng phải giữ khoảng cách với người khác. ẢNH: HOÀNG OANH).

Theo lời chị Hoàng Oanh, dù đang phong tỏa nhưng người dân Đan Mạch vẫn được ra đường miễn đứng cách xa người lạ. Tuy nhiên, đất nước này chỉ có 5,8 triệu dân, nên bình thường đường phố cũng khá vắng vẻ.

“Đan Mạch đóng biên giới từ 11.3, phản ứng khá nhanh so với các nước châu Âu khi có dịch Covid-19 nên nhìn chung đất nước kiểm soát được tình hình. Từ 15.4, học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học đã đi học trở lại”, chị Hoàng Oanh cho hay.

Khẩu trang để dành cho bác sĩ

Đan Mạch cũng như nhiều nước châu Âu khác, người dân vốn suy nghĩ khẩu trang chỉ dành cho y bác sĩ hoặc người đang bệnh. Do vậy, dù có sẵn khẩu trang nhưng chị Hoàng Oanh cũng không đeo vì sợ bị kỳ thị. Ở nhà thuốc, người dân cũng không mua được khẩu trang, nhưng nước rửa tay thì mỗi người mua được một chai.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Đan Mạch chỉ có 5,8 triệu dân nên khi chưa phong tỏa đường phố cũng khá vắng. ẢNH: HOÀNG OANH).

“Dù không đeo khẩu trang nhưng tôi cũng không lo mấy, vì đặc trưng ở đường phố rất vắng vẻ. Bản tính dân Bắc Âu cũng lạnh lùng, luôn giữ khoảng cách với nhau nên ra đường đi dạo vẫn thấy ổn vì không có đông người ở xung quanh mình”, chị Hoàng Oanh chia sẻ.

Theo quan sát của chị Hoàng Oanh, những ngày đất nước phong tỏa, người dân đều nghiêm túc làm theo hướng dẫn của chính phủ, không ai hoảng loạn. Trời nắng đẹp họ vẫn ra phơi nắng uống bia, mọi người tự ý thức giữ khoảng cách an toàn với nhau.

Cả tháng không gặp gỡ người thân

Chị Nguyễn Vũ Trúc Ly (35 tuổi, quê Cà Mau) - vợ Việt lấy chồng người Đan Mạch và hiện ở TP.Esbjerg cho biết, đã cả tháng qua vợ chồng chị không gặp gỡ người thân, bạn bè theo yêu cầu của nhà nước. Mọi việc thăm hỏi, tiệc tùng đều phải hoãn lại chờ khi hết dịch và cũng không ai có thể trách ai được. Cũng khá buồn nhưng chị xem đây là cơ hội để vợ chồng có nhiều thời gian cho nhau hơn.

Mỗi chiều, chị Ly đều đi bộ quanh khu phố để tập thể dục. Không mua được khẩu trang y tế, chị Ly dùng khẩu trang vải che kín mặt và luôn nhận được vô vàn ánh mắt ngạc nhiên khi đi ra đường.

Chị Ly bật cười kia sẻ: “Dù thấy mình khá dị ở nơi này nhưng đeo khẩu trang sẽ làm tôi cảm thấy an tâm hơn. Việc phòng bệnh không có gì là sai cả, người dân ở đây tuy không mang khẩu trang nhưng họ luôn giữ khoảng cách với nhau. Chồng tôi cũng không thể chịu được khi đeo khẩu trang, mỗi lần nhắc anh đeo anh đều nói đeo vào không thở nổi”.

Thông thường, vợ chồng chị Ly sống ở Đức, mỗi ngày, chồng chị chạy xe 90 phút sang Đan Mạch để làm việc. Đợt trước khi có lệnh phong tỏa Đan Mạch, để tiện chăm sóc chồng, chị quyết định sang nhà ở Đan Mạch trong quãng thời gian đóng biên giới này.

“Ở đây những người từng tiếp xúc với người bị nhiễm Covid-19 dù là F1 nhưng cũng không phải đi cách ly tập trung mà được khuyên tự cách ly ở nhà. Khi nào cảm thấy khó thở thì mới gọi y tế hỗ trợ”, vợ Việt kể về điểm khác biệt ở đất nước này với quê nhà.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng 'đóng băng' Italy?

COVID-19 khiến nhịp sống thường nhật của người dân ở nhiều nước trên thế giới đảo lộn. Italy không phải ngoại lệ, khi đây là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch. Cộng đồng người Việt Nam tại Italy đã đối phó với dịch bệnh thế nào trong hơn 2 tháng biến động vừa qua?

Hai tháng ‘đóng băng’ Italy

Tính đến sáng 15/5, Italy ghi nhận hơn 220.000 ca nhiễm và gần 33.000 người chết do COVID-19. Giai đoạn đỉnh dịch ở quốc gia hình chiếc ủng rơi vào nửa cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 với trung bình 4.000-6.000 ca nhiễm/ngày.

Đó là quãng thời gian số ca nhiễm mới ở Italy tăng đột biến, vượt qua Trung Quốc để đứng trong nhóm ba nước chịu thiệt hại về người nhiều nhất do SARS-CoV-2. Tình hình nguy cấp khiến Thủ tướng Giuseppe Conte phải ra lệnh phong tỏa toàn quốc, trước khi nới lỏng khi tình hình có dấu hiệu hạ nhiệt.

2 tháng “đóng băng” chống dịch, bức tranh toàn cảnh tại Italy thực sự u ám. Trong ký ức của Thiên Ái, cô sinh viên 20 tuổi tại Venice, những dòng tin nhắn hỏi thăm nhuốm màu lo âu từ bố mẹ ở quê nhà vẫn vẹn nguyên như mới hôm qua.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Dịch COVID-19 khiến cuộc sống người ở Italy nói riêng và các nước châu Âu nói chung đảo lộn).

“Ở quê nhà, mọi người rất lo lắng. Tôi quen nhiều người cũng từ nước ngoài về Việt Nam. Họ nhắn hỏi tôi là “sao em còn chưa về?”, “em phải về đi, ở lại làm gì?”, rồi “về Việt Nam có chính phủ, bố mẹ lo, ở đây một thân một mình thì ai lo, lỡ có chuyện gì thì phải làm sao”.

Bố mẹ tôi lo và suy nghĩ nhiều nhưng luôn tôn trọng quyết định của tôi. Họ theo chủ trương là phải ở yên. Nhiều khi ở yên tại chỗ mới không nhiễm bệnh, còn khi về nguy cơ lây chéo ở sân bay là tương đối cao, hơn nữa từ Italy về Việt Nam không có chuyến bay thẳng mà phải quá cảnh ở một sân bay khác.

Ở Italy, tôi cũng ở trong nhà thôi, không đi đâu. Như thế vẫn hơn là ra sân bay, gặp bao nhiêu người mà cũng có những người không quan tâm, không đeo khẩu trang”, Thiên Ái kể lại.

Giống với Thiên Ái, chị Quỳnh Anh (sống tại Venice) cũng cho rằng sự hoảng loạn là không cần thiết bởi càng sợ hãi, người ta càng có nguy cơ hành động mất kiểm soát.

“Tôi hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người, nhất là người lớn tuổi vì hơn hết họ là đối tượng cần được bảo vệ nhất. Tôi cũng dành thời gian ở nhà nhiều hơn, mua nhiều thức ăn hơn một chút để đỡ phải ra ngoài, ăn nhiều rau củ quả, dành thời gian tập luyện tại nhà.

Người nhà lo lắng, thường xuyên gọi điện, nhưng mình không nghĩ đến chuyện trở về Việt Nam. Quan điểm của mình là ở đâu thì hãy ở yên đó để bảo vệ chính mình và xã hội. Việc xê dịch sẽ làm lây lan dịch bệnh nhanh và mạnh hơn. Theo mình, bến tàu xe, sân bay là những nơi dễ lây lan nhất”.

Theo Thiên Ái, tình hình ở Italy dù không khả quan, nhưng cũng không đến mức cuốn vào bi kịch như nhiều người hình dung.

“Đôi khi ở tâm dịch, mình còn phải trấn an ngược lại người nhà là tình hình không đến mức như họ nghĩ. Người dân vẫn đi siêu thị bình thường, đồ ăn rau củ quả vẫn đầy đủ”, Thiên Ái nói.

Lan Hương, sinh viên Đại học Ca' Foscari (Venice), cũng cho rằng cuộc sống ở Italy vẫn diễn ra bình thường, chỉ có việc đi lại là bị kiểm soát chặt chẽ. “Khi Italy thắt chặt đi lại, mọi người đi ra ngoài phải có tờ khai, tôi ở trong nhà một mình, thỉnh thoảng mới đi ra ngoài đi siêu thị, không được gặp bạn bè nên rất buồn. Nói chuyện với bạn bè chỉ qua Facebook hoặc gọi điện.

Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi cũng chỉ xuất hiện thời gian đầu, về sau thì cũng không quá lo lắng. Mình cẩn thận khi ra ngoài, khử trùng khi về nhà là được. Y tế tại Italy lúc đó rất thiếu thốn, việc liên lạc với bác sĩ, cũng như đến bệnh viện thời điểm đó rất khó khăn. Vì vậy, mình cần phải cảnh giác, tự bảo vệ mình tốt nhất có thể. Tất nhiên, mỗi lần có triệu chứng bị nhiễm bệnh là tôi thấy lo”, Lan Hương nói.

Vấn đề mà người Việt nói chung ở Italy đối mặt là sự bàng quan của người bản địa với dịch bệnh trong giai đoạn đầu. Thói quen đeo khẩu trang hiếm khi tồn tại với nhiều người dân ở châu Âu trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Italy là ổ dịch COVID-19 lớn thứ 5 thế giới hiện nay).

Định kiến “chỉ ai bị bệnh mới đeo khẩu trang” khiến không ít người có ý thứ

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Vụ cô gái bị đâm chục nhát dao; Ba 'nữ quái' ở phố Tây Bùi Viện; Tóm tên trộm 6 tiền án; Tạo web đánh bạc giả để lừa đảo

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Giá vé cao, các hãng bay vẫn kêu khó; XK được mùa, DN vẫn lỗ; Thiết bị làm mát 'tăng nhiệt'; Làn sóng săn nhà tập thể cũ

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Bế mạc hội nghị TƯ 9; Khu đô thị nơi bỏ hoang, nơi xây mới; TP.HCM càng chống càng ngập; Bài toán xây nhà ở cho công nhân

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Người Việt hải ngoại

Người Việt hải ngoại: Danh ca bỏ showbiz sang Úc; Nhập gia tùy tục ở Nhật; 2 người trộm cắp ở Nhật; Rút tiền bằng thẻ giả ở Tochigi

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Người Việt hải ngoại: Lan tỏa ẩm thực ở Singapore; Phát huy tinh thần thanh niên; Khép lại giải bóng đá ở Nga; Văn hóa Việt khoe sắc ở Mỹ

18/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ nạn nhân ở Ba Lan; Những người mẹ Ireland; Bán bánh mì di động ở Nhật; Vươn tầm phong trào phụ nữ

17/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

EU

EU: Mô hình DARPA; Tự 'lách' lệnh trừng phạt; 'Cơn đau đầu' ở Hà Lan; Chống bán phá giá thép TQ; Chia rẽ chính trị ở Slovakia

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

EU: Điểm yếu tài chính; Tăng trưởng khiêm tốn; Gián tiếp mua dầu Nga; Điều tra hàng NK từ TQ; Thủ tướng Fico ở 'lằn ranh sinh tử'

18/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

EU: Kinh tế phục hồi; Công nghiệp nguy cơ tụt hậu; Cứu tinh nhiên liệu; Anh thả sớm tù nhân; Thủ tướng Slovakia bị ám sát

17/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Thế giới

Kinh tế thế giới biến động; Bức tranh tội phạm ở Mexico; Liên minh năng lượng Nga-TQ; Thế khó của NATO; Israel & thử thách ngoại giao

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Mỹ: Dân thay đổi chi tiêu; FED vẫn thận trọng; Loại nhanh di dân 'lậu'; Ngoại giao ẩm thực với TQ; Hạ viện đối đầu Nhà Trắng

19/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Cuộc thi ngồi yên ở HQ; Tập-Putin lên án Mỹ; Nga giành kiểm soát Robotyne; Ukraine đã đủ đạn pháo; Chính phủ Israel chia rẽ

18/05/2024

Các chùa của người Việt tại Mỹ thể hiện từ bi trong đại dịch Ông Đinh Trần Tuấn cùng các Phật tử ở chùa Thanh Tịnh tọa lạc gần New York đã tổ chức sản xuất tấm khiên che mặt cung cấp cho các

Lên đầu trang