Mỹ: Khủng hoảng năng lượng; Vũ khí Big Tech; Câu hỏi khó cho Biden; Biden nỗ lực 'công cốc'; Thách thức từ TQ

KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG KHÔNG BỎ QUÊN NƯỚC MỸ, LỖI TẠI ÔNG BIDEN?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ảnh minh hoạ).

Chỉ là giá xăng tăng cao hay nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng? Trong bối cảnh đó, Tổng thống Joe Biden đã bị chỉ trích vì quan điểm của ông đối với ngành công nghiệp dầu mỏ. Ông có thực sự phải chịu trách nhiệm về giá xăng tăng cao trong nền kinh tế số 1 thế giới hay không?

Các đối thủ chính trị của Tổng thống Biden nói rằng, chính sách về năng lượng của ông đang làm tổn thương các nhà sản xuất dầu Mỹ. Chưa đầy 100 ngày nữa, cuộc bầu cử giữa kỳ của nước Mỹ sẽ bắt đầu, các ứng viên tiềm năng đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc đua tìm ghế trong Quốc hội.

Nhằm giành lại quyền kiểm soát, đảng Cộng hòa đang tăng cường các “cuộc tấn công” vào chính sách khí hậu của đảng Dân chủ và Tổng thống Biden.

"Vũ khí tấn công" của phe Cộng hòa

Trong các bình luận công khai và cả các cuộc trò chuyện riêng tư, các nhà lập pháp và chiến lược gia của đảng Cộng hòa dường như đang tập trung vào thông điệp khí hậu và năng lượng mà họ sẽ sử dụng như đòn tấn công đối thủ, trước cuộc bầu cử vào tháng 11 này.

Họ đang “đóng khung” các chính sách nhằm giảm lượng khí thải như là một nguyên nhân gây ra tình trạng giá xăng dầu tăng cao như hiện nay ở nước Mỹ; cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hay như một hình thức đánh thuế đối với những người Mỹ đang làm việc.

“Chúng tôi đang gặp khủng hoảng và đó không phải là cuộc khủng hoảng khí hậu. Đó là một cuộc khủng hoảng năng lượng", Thượng nghị sĩ John Barrasso nói với các phóng viên vào tuần trước.

Trên thực tế, ngành năng lượng Mỹ đang tận hưởng một trong những giai đoạn thịnh vượng nhất với giá dầu và khí đốt cao, giúp ngành này đạt mức tăng trưởng thu nhập ba con số trong quý II vừa qua. Trước đây, chính quyền Tổng thống Biden đã từng phản đối mạnh mẽ việc các công ty trong nước phát triển sản xuất dầu truyền thống, nổi tiếng với vụ thu hồi giấy phép dự án đường ống Keystone XL, ngay khi ông Biden bước chân vào Phòng Bầu dục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Uraine, ngành dầu mỏ Mỹ sau nhiều năm không đầu tư, lại bị đặt vào thị trường nhu cầu tăng cao, dẫn đến thị trường năng lượng thắt chặt bất thường, giá dầu thô và nhiên liệu vì thế cao vọt. Tình hình đã buộc chính quyền Tổng thống Biden phải quay ngoắt 180 độ đối với chính sách năng lượng của mình.

Cuối tuần trước, Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ đã tổ chức một sự kiện về thỏa thuận khí hậu, ngay sau khi Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Charles Schumer và Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin ráo riết thúc đẩy việc đưa ra bỏ phiếu gói dự luật trị giá 370 tỷ USD, cho các biện pháp an ninh năng lượng và khí hậu, nằm trong “Dự luật Giảm lạm phát”.

Dự luật Giảm lạm phát là một ưu tiên chủ chốt đối với các nghị sỹ Dân chủ và Tổng thống Joe Biden trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ, diễn ra vào tháng 11 tới để giành quyền kiểm soát Quốc hội.

Gói dự luật giảm lạm phát có thể được bỏ phiếu trong vài ngày tới, mặc dù vẫn còn một loạt rào cản cần phải giải quyết, trước khi nó được đưa tới bàn của Tổng thống Joe Biden.

Đảng Dân chủ khẳng định, hiệu quả giảm thâm hụt ngân sách của dự luật trên sẽ giúp xoa dịu áp lực lạm phát. Họ ca ngợi đây là một trong những khoản đầu tư vào năng lượng sạch lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nó có thể giúp thực hiện những lời hứa của đương kim Tổng thống Biden về mục tiêu chuyển đổi năng lượng và cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của quốc gia trong 7 năm tới.

Trong khi đó, các nghị sỹ Cộng hòa nhận định, dự luật này sẽ không thể làm giảm lạm phát. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng, dự luật trên chỉ làm giảm việc làm, tiền lương, thu nhập sau thuế của người Mỹ, cũng như làm tăng giá năng lượng...

Bởi vậy, phe Cộng hòa coi đây là cơ hội để chỉ trích đối thủ của họ là những kẻ tiêu tiền liều lĩnh khi lạm phát gia tăng.

Kể từ khi dự luật được giới thiệu vào tuần trước, đảng Cộng hòa và các phương tiện truyền thông bảo thủ đã công kích “Đạo luật Giảm lạm phát” giống như cách họ "tấn công" các chính sách khí hậu khác, cho rằng, nó sẽ làm tăng thuế và tăng giá.

Như cách Thượng nghị sĩ Mike Crapo nói với giới truyền thống: “Cách tiếp cận của đảng Dân chủ đối với cải cách thuế có nghĩa là tăng thuế đối với những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình để tài trợ cho Chính sách Xanh mới thuộc đảng phái của họ.

Dự luật là một phiên bản đơn giản của "Kế hoạch Xây dựng lại tốt hơn" (Build Back Better Plan) mà ông Biden đã đặt ra trong những ngày đầu nắm quyền.

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang